Bể điều hòa trong xử lý nước thải

Là đơn vị dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng và tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý sau, đảm bảo đầu ra sau xử lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này.
Có 2 loại bể điều hòa:

  • Bể điều hòa lưu lượng
  • Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng

Các phương án bố trí bể điều hòa có thể là bể điều hòa trên dòng thải hay ngoài dòng thải xử lý. Phương án điều hòa trên dòng thải có thể làm giảm đáng kể dao động thành phần nước thải đi vào các công đoạn phía sau, còn phương án điều hòa ngoài dòng thải chỉ giảm được một phần nhỏ sự dao động đó. Vị trí tốt nhất để bố trí bể điều hòa cần được xác định cụ thể cho từng hệ thống xử lý, và phụ thuộc vào loại xử lý, đặc tính của hệ thống thu gom cũng như đặc tính của nước thải.

Ưu điểm:

  • Xử lý sinh học được nâng cao, giảm nhẹ quá tải, pha loãng cácchất gây ức chế sinh học và pH được ổn định;
  • Chất lượng đầu ra và hiệu quả nén bùn của bể lắng đợt 2 được cải thiện do bông cặn đặc chắc hơn;
  • Diện tích bề mặt lọc giảm, hiệu quả lọc được nâng cao, và hơn nữa chu kì rữa lọc đồng đều hơn do tải lượng thuỷ lực thấp hơn;
  • Trong xử lý hoá học, ổn định tải lượng sẽ dể dàng điều khiển giai đoạn chuẩn bị và châm hoá chất Î tăng cường độ tin cậy của quy trình.

Nhược điểm

  • Diện tích mặt bằng hoặc chỗ xây dựng cần tương đối lớn,
  • Bể điều hoà hoà ở những nơi gần khu dân cư cần được che kín để hạn chế mùi,
  • Đòi hỏi phải khuấy trộn và bảo dưỡng
  • Chi phí đầu tư tăng

Xác định thể tích bể điều hòa bằng phương pháp đồ thị và phương pháp bảng: thể hiện thể tích tích luỹ của lưu lượng dòng vào và lưu lượng bơm (lưu lượng trung bình) theo thời gian.

be-dieu-hoa

Trong thực tế, thể tích của bể điều hoà sẽ lớn hơn do:

  • Do sự hoạt động liên tục của thiết bị thổi khí và khuấy trộn, không cho phép bơm hết hoàn toàn bể.
  • Khi cần pha loãng đầu vào có nồng độ đậm đặc, dòng nước sau xử lý được tuần hoàn trở về bể điều hoà ==> cần thể tích thêm vào
  • Cần thể tích dự trử khi lưu lượng hằng ngày tăng đột ngột ngoài dự kiến.

Hình dạng bể:

  • Đối với bể điều hòa trên dòng thải (giảm thiểu cả lưu lượng và tải lượng): áp dụng bể phản ứng khuấy trộn-dòng liên tục.
  • Không nên bố trí tỉ lệ dài: rộng quá lớn;
  • Bố trí đầu vào và ra tránh tạo dòng chết (short-circuit) ==> bố trí máy khuấy gần dòng vào.

Kết cấu bể:

  • Có thể làm bằng bê tông, đất và thép;
  • Nếu làm bằng đất cần lót tấm chống thấm;
  • Độ dốc thành = 3:1 – 2:1
  • Chiều sâu nước tối thiểu 1.5 m
  • Trang bị hệ thống báo mực nước tự động để bảo vệ bơm và máy khuấy.

Xáo trộn và lượng khí yêu cầu:

  • Cần xáo trộn và thổi khí cho toàn bộ khối tích để tránh lắng cặn;
  • Bể lắng cát nên đặt trước bể điều hòa để hạn chế cặn nặng lắng xuống đáy  giảm nhu cầu năng lượng khuấy;
  • Nhu cầu trộn cho NT SH có SS khoảng 200 mg/L = 4 – 8 W/m3
  • Thổi khí nhằm tránh nước thải lên men kị khí và gây mùi. Để tạo điều kiện hiếu khí, tốc độ thổi khí 10-15 lit khí/phút.m3.
  • Việc thổi khí có thể thay bằng khuấy trộn nếu phía sau có bể lắng I (HRT khoảng 2 giờ) và bể sinh học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *