Cải tạo nước thải sinh hoạt 30m3/ngày của tòa nhà

I. Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải hiện tại  Hệ thống xử lý nước thải của tòa nhà HCMC đã và đang hoạt động với công suất 30m3/ngày.đêm . Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của toàn bộ tòa nhà trước khi vào cống thoát nước chung của thành phố. Tiêu chuẩn yêu cầu để đối chiếu khi nước vào cống thoát chung là 40:2011/BTMMT,Cột B Sơ đồ công nghệ hệ thống hiện tại. Hệ thống được xây dựng dựa trên công nghệ xử lý nước thải hiếu khí (Aerotank ). Dưới đây là sơ đồ khối hiện tại của hệ thống cso-do-cong-nghe-xu-ly Tình hình hệ thống hiện tại :
  • Bùn vi sinh ( bùn hoạt tính) thấp chiếm 3%/100ml
  • Bọt nhiều
  • Chỉ tiêu Amoni không đạt. >20mg/ml
  • Có mùi hôi
  • Nước thoát ra màu ngả vàng
II. Đề xuất phương án khử Amoni Theo tình hình hiện tại của hệ thống thì công ty chúng tôi đề xuất cải tạo hệ thống dựa trên những tiêu chí sau : – Hiệu quả xử lý cao nhất – Tính bền vững tối ưu – Tiết kiệm diện tích và tính thẩm mỹ – Giá thành thấp, vận hành dễ dàng a. Sơ đồ công nghệ đề xuất so-do-cai-tao b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ Nước thải của tòa nhà sau khi qua hầm tự hoại 3 ngăn sẽ tự chảy vào bể Anoxic( thiết khí ) theo cao độ. Trong bể Anoxic được đặt hai bơm chìm khuấy trộn để tạo ra môi trường thiếu khí. Quá trình khử Amoni được chia làm hai bước và có liên quan tới hai loại vi sinh vật , đó là vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria. ở giai đoạn đầu tiên amoni được chuyển thành nitrit và ở bước thứ hai nitrit được chuyển thành nitrat
  • Bước 1. NH4- + 1,5 O2 –> NO2- + 2H+ + H2O
  • Bước 2. NO-2 + 0,5 O2 –> NO3-
Các vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria sử dụng năng lượng lấy từ các phản ứng trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối. Có thể tổng hợp quá trình bằng phương trình sau :
  • NH4- + 2 O2 –> NO3- + 2H+ + H2O (*)
Cùng với quá trình thu năng lượng, một số ion Amoni được đồng hoá vận chuyển vào trong các mô tế bào. Quá trình tổng hợp sinh khối có thể biểu diễn bằng phương trình sau :
  • 4CO2 + HCO3- + NH+4 + H2O –> C5H7O2N + 5O2
C5H7O2N tạo thành được dùng để tổng hợp nên sinh khối mới cho tế bào vi khuẩn. Toàn bộ quá trình ôxy hoá và phản ứng tổng hợp được thể hiện qua phản ứng sau :
  • NH4+ +1,83O2 +1,98 HCO3- –> 0,021C5H7O2N + 0,98NO3-+1,041H2O+1,88H2CO3
Trong môi trường thiếu ôxy các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans (dạng kị khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hoá chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước. Khử nitrat : NO3- + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O Khử nitrit : NO2- + 0,67 CH3OH + H+ –> 0,04 C5H7O2N + 0,48 N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O Quá trình Nitrat hóa có hình thành acid, do đó cần bổ sung hệ trích Na(OH) để bổ sung độ kiềm. Độ kiềm cần chuyển hóa 1 g Ammoni thành 1 g Nitrat là 7,14 g; Nitrit trung gian gần như không bao giờ “ổn định”, chất oxy hóa nitrit tăng trưởng nhanh hơn chất oxy hóa amoni ở nhiệt độ nước thải điển hình. Sau khi qua bể Anoxic nước thải được bơm qua bể Arotank và tiếp tục các công đoạn xử lý để đạt tieu chuẩn xử lý của QCVN
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DAEC ) Add: 50/6V QL1, Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, HCM, Việt Nam Phone: 08 6683 1403 – 0909 395958 Email: info.mtducan@gmail.com Website: Giaiphapmoitruong.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *