Bùn đen nổi và có mùi hôi

Cho em hỏi nước thải của em là nước thải sinh hoạt Sơ đồ công nghệ: Bể thu gom – Bể điều hòa – Bể FBR 2 đơn nguyên – Bể lắng đứng – Bể khử trùng. Nước thải đầu ra trôi theo bùn đen thui và có mùi rất thối, bể lắng thì bùn đen nổi lên và trương phình lên. Cho em cách khắc phục với huhu.

 

16 thoughts on “Bùn đen nổi và có mùi hôi

  1. Thu Nguyen says:

    cho e hỏi ngu tí bể FBR là bể gì nhỉ. nếu chủ thớt viết nhầm là SBR thì đâu cần bể lắng đứng và nếu SBR thì nước thải ra đâu đi theo bùn đâu. Ai biết thì chỉ cho e bể FBR với

  2. Vũ Hoàng says:

    Em là người đăng topic này lên nè. Fbr là bể hiếu khí có giá thể cố định cho vi sinh vật bám dính nhé. Bể này vừa có pha hiếu khí và có pha thiếu khí… theo thiết kế thì như vậy. Bùn tuần hoàn e tuần hoàn 100% lưu lượng lại rồi. Nhưng ngặt nỗi là bùn không lắng mà nó cứ nổi nhé. Nuôi lại 2 3 lần rồi mà nó cũng bị vậy à

    • Xử Lý Nước Thải says:

      Có thể là do bơm tuần hoàn bùn chạy liên tục, khi bơm chìm chạy thì có hiện tượng bị xáo trộn tại vị trí đặt bơm do đó chỉ bơm được nước đi mà không bơm được bùn. Không thể thay đổi thiết thế thì chỉ có thể thay đổi cách thức vận hành. Bơm bùn gián đoạn thôi, cho bơm nghỉ rồi lại chạy, để bùn kịp lắng xuống dưới. Việc tuần hoàn bùn 100% làm cho bể lắng quá tải – Bùn có màu đen và thối thì đã bị phân hủy yếm khí sinh khí Metan, không đơn giản chỉ là pha Denitrat hóa khiến bùn nổi. Bể lắng nên lắp thêm vách chắn bọt nổi ngăn bùn nổi đi theo dòng nước ra ngoài.

      • Dũng Nguyễn Việt says:

        Ở đây bạn nhầm khái niệm một chút nhé: FBR là bể phản ứng có đệm dạng tầng sôi, FBBR mới là bể phản ứng có giá thể cố định. Về mặt lý thuyết FBBR có cả 3 pha thiếu khí, kỵ khí và yếm khí, tuy nhiên cái đó chưa có tính toán cụ thể và chưa có tài liệu nói về khả năng loại bỏ N của hệ thống này.

  3. Nguyễn Lâm Nhàn says:

    Chỉ một vài thông tin như vậy thì chưa thể kết luận dc đầy đủ.Tuy nhiên hiện tượng như bạn nói xảy ra khá phổ biến ở các hệ thống xử lý truyền thống.một số nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề này: như quá tải lưu lượng và tải lượng,pha thiếu khí trong bể FBR hoạt động chưa hiệu quả,nhiều chất hoạt động bề mặt là độc tố với vsv như clo,nước rửa sàn,sơn…thời gian lưu bùn bể lắng quá lâu,tỷ lệ tuần hoàn chưa hợp lý,cấu tạo bể lắng chưa tối ưu( ví dụ như có góc chết bùn đọng lại)…để giải quyết triệt để,bạn nên kiểm tra kỹ để tìm đúng nguyên nhân rồi mới xử lý,chứ ko nên cứ bùn chết lạ đổ thêm vào- đó chỉ là giải pháp tạm thời.nếu cần thiết bạn có thể cung cấp thêm các thông số đo đạc,hình ảnh và trao đổi thêm qua ibox nhé.chúc bạn thành công.

  4. Thinh Tran says:

    Bạn ấy nói đúng. FBR là bể sinh học hiếu khí có giá thể dính bám cố định, còn SBR là xử lý sinh học từng mẻ. Trong công nghệ bạn k dùng bể thiếu khí anoxic, vậy thì lượng nitrat tạo ra ở cuối bể FBR k được khử thành nitơ, như vậy toàn bộ lượng nitrat này đi vào bể lắng gây nên hiện tượng phân hủy yếm khí ở đây, dẫn đến nitơ hình thành trong bể lắng thoát ra làm bùn nổi lên và trôi ra ngoài.

      • Tâm Thành Nguyễn says:

        @Vũ Hoàng tăng lượng hồi lưu hoặc tăng thời gian chạy bơm bùn hồi lưu đừng để bùn quá nhiều trong lắng -> khử NO3- thành N2 kéo bùn chết trôi theo :3 xưa mình cũng bị thế này khi vận hành cho Phố Nướng – ĐSN

      • Thinh Tran says:

        Theo lý thuyết thì giá thể vi sinh cố định có thể khử được 1 phần nitrat ở lớp bùn hoạt tính nằm phía trong cùng giá thể, nhưng hiệu quả xử lý này là rất thấp, còn tùy thuộc vào loại giá thể bạn dùng. Trong trường hợp bạn nói thì có lẽ hiệu quá khử nitrat của giá thể là k cao nếu k muốn nói là quá thấp. Trường hợp này bạn có thể xây dựng thêm bể anoxic, còn nếu k thì phải ngăn bể sinh học hiếu khí ra tạo thành 1 ngăn anoxic nhé, nhưng phải xem lại bể hiếu khí có đủ thể tích k đã. Chúc thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *