THIẾT KẾ BƠM HÚT MÀNG MBR VÀ BƠM RỬA NGƯỢC
Thiết kế Bơm hút chạy 10 phút, bơm rửa ngược chạy 60 giây.
a. Bơm Hút Màng(chọn bơm ly tâm tự mồi)
- thiết kế 02 bơm hút vận hành luân phiên, 01 bơm chạy, 01 bơm dự phòng.
- Lưu lượng bơm hút > 1,5 => 2 lần công suất trung bình giờ của hệ thống, với cột áp 10mH2O.
=> 4,167m3/giờ * ( 1,5 => 2 lần) = 7m3/h đến 10m3/h
Bơm hút màng được điều khiển lưu lượng hút trung bình dựa trên biến tần và đồng hồ lưu lượng nước sạch đầu ra.Hoặc lắp van siết đầu vào và van hồi lưu về đầu vào bơm.
Ghi chú:
- Không được vận hành lưu lượng hút qua màng quá công suất trung bình hệ thống => sẽ làm giảm tuổi thọ + hư hỏng màng MBR.
- Khi thể tích Bể điểu hòa nhỏ (lưu lượng không điều hòa được 4,167m3/giờ => liên hệ với chúng tôi để chọn số Màng MBR phù hợp
b. Áp lực hút _ Bơm Hút Màng
-
- Áp lực hút âm thường từ 0,1 kg/cm2 đến 0,25 kg/cm2 (tương đương 0,1 bar đến 0,25 bar). Cần lưu ý áp lực hút này thông qua Đồng hồ đo áp gắn ở trước đầu vào bơm hút màng. Khi áp lực hút quá 0,25 kg/cm2 => cần xem lại quá trình vận hành, cần bảo dưỡng Màng bằng cách rửa bằng Javel, nếu không có kết quả là nước thải nhiễm chất vô cơ cần phải rửa thêm axit citric hoặc HCl.
- Có thể lắp đặt thêm cảm biến áp suất đầu vào để cảnh báo áp suất tăng cao.
- Ghi chú lắp đồng hồ đo áp âm -1:0kg/cm2 ở đầu vào mỗi bơm hút.
- Lắp đồng hồ đo lưu lượng đầu ra dạng cơ để giám sát lưu lượng đều trên từng giờ theo công suất trung bình giờ của hệ thống. Không vận hành quá công suất trung bình giờ thiết kế, việc này sẽ làm giảm tuổi thọ Màng MBR hoặc hư hỏng Màng MBR.
- Đối với hệ thống lớn, vận hành tự động, Có thể thiết kế PLC kết hợp với đồng hồ lưu lượng điện từ + biến tần để điều khiển bơm hút theo lưu lượng chính xác trung bình giờ. Việc này giúp tiết kiệm điện năng + việc vận hành an toàn và đơn giản hơn.
- Lắp van điện từ đầu vào mỗi bơm hút
c. Bơm Rửa Màng (chọn bơm ly tâm tự mồi tốt hơn)
-
- Lưu lượng bơm rửa15 lít/m2/h và rửa ngược trong thời gian 40-60 giây, với cột áp 10mH2O.
=>167 tấm * 15 lít/m2/h = 2,5m3/h
Ghi chú: Không được dùng bơm rửa có áp cao=> sẽ làm giảm tuổi thọ + hư hỏng màng MBR. Áp lớn nhất bơm rửa < 0,15 kg/cm2 .thông thường < 0,1kg/cm2. • Ghi chú lắp đồng hồ đo áp dương 0:1 kg/cm2 ở đầu ra mỗi bơm rửa. - Lắp van điện từ đầu ra của bơm rửa 1.2
- Lưu lượng bơm rửa15 lít/m2/h và rửa ngược trong thời gian 40-60 giây, với cột áp 10mH2O.
THIẾT KẾ LƯU LƯỢNG KHÍ CẤP ĐỂ LÀM SẠCH MÀNG
- Lưu lượng khí cung cấp cho màng gấp 15 – 20 lần lưu lượng nước xử lý / phút. Có thể tính theo diện tích bề mặt bên dưới khung màng: 150 m3/m2 khung/giờ
- Lưu lượng khí cung cấp cho màng gấp 15 – 20 lần lưu lượng nước xử lý, tương đương 1,0 – 1,4 m3/phút cho hệ 100m3
- Thiết kế lưu lượng khí cho hệ sinh học theo thiết kế tiêu chuẩn. Máy thổi khí lựa chọn bằng = khí cấp cho hệ sinh học + khí cấp để làm sạch màng.
- Bể lọc màng MBR cần sục khí giống như Bể Aerotank thông thường.
- Ghi chú: Khi bảo trì bằng Javel hoặc Axit thì cần tắt hệ thống sục khí đi (khoảng 15 phút sục trong vòng 30 giây để khuấy trộn đều dung dịch hóa chất).
- Quý khách hàng có thể gộp chung lưu lượng cho bể + lưu lượng sục màng thành chung máy thổi khí hoặc làm riêng máy thổi khí. (ghi chú: thường hệ nhỏ dùng chung máy, hệ lớn dùng riêng.)
KHUNG MÀNG
- Màng MBR size chuẩn, kích thước 490 * 1200mm. Hai bên mép màng có 2 gờ âm dương giúp cho khi đặt 2 tấm màng cạnh nhau thì sẽ tự phân cách 6mm để sục khí đi vào để làm sạch màng
- Bề rộng 1 tấm là 490mm => khung màng làm 2 gờ Vê 3cm hoặc 4cm hoặc 5cm. cách nhau 495mm (lọt lòng) để gác màng lên 2 thanh vê.
- Chiều dài lọt lòng khung module tính bằng cách:
Số tấm màng * 13,5mm + 15mm
Ví dụ 200 tấm màng: 200 tấm * 13,5mm + 8mm = 2715mm. - Kích thước bao ngoài khung màng sẽ bằng kích thước lọt lòng + Vê bao ngoài
- Thường thì khung ngang 550mm, cao 1400mm đến 1700mm. Chiều dài khung theo số màng mà tính ra.
- Cầm sử dụng Ty Inox 304, đường kính 6mm, xuyên qua 2 bên mép màng phía trên, để cố định Màng MBR với khung. Tránh việc sục khí sẽ làm đẩy nổi Màng => rách màng.
- Note: Nếu thiết kế khung vừa đủ số tấm thì không cần làm tấm inox bên hông và sử dụng bulong dài để đẩy tấm Inox ép vào màng. Tấm Inox cần đủ cứng để không bị xe dịch trong quá trình dùng bulong ép màng vào (có thể gây rách màng)
CÁCH ĐẶT MÀNG TRONG BỂ
- HỆ SỤC KHÍ
- Làm 2 ống đục lỗ song song. Vật liệu uPVC hoặc Inox 304. kích thước ống 42mm, 49mm, 60mm, 76mm tùy theo lưu lượng khí cho module Màng.
- 2 ống khí cách nhau 25cm (=> cách mép màng 12cm), lỗ kích thước 4mm, hai lỗ cách nhau 3cm. Lỗ quay xuống đáy Bể.
- Các lỗ khí trên 2 ống nên làm so lê nhau, ví dụ lấy điểm đầu cùng vị trí. Ống 1 đục lỗ tại: 0cm, 3 cm, 6cm, 9cm… và ống 2 đục lỗ tại 1,5cm ; 4,5cm ; 7,5cm ….
- Sự tắc nghẽn của lỗ khuếch tán khí dưới đáy màng gây ra việc không đồng đều khuếch tán không khí => màng tắc. Việc tắc màng có thể gây ra việc hư hỏng màng do áp lực hút lớn và làm giảm lưu lượng vận hành. Vui lòng làm sạch các bộ khuếch tán không khí ít nhất một lần một ngày để ngăn ngừa tắc ngẽn. (Sử dụng bằng tay hoặc có thể cài đặt hệ thống làm sạch hệ sục khí tự động với các van tự động).
- Quá trình làm sạch Hệ Sục Khí (01 lần/ngày)
- Tắt hệ Bơm Hút + Bơm Rửa
- Đóng van V1
- Mở Van V2, cùng lúc này bùn tắc ngẽn trong đường ống sục khí đi cùng khí nén qua Van V2 (quá trình này diễn ra 1-2 phút).
- Đóng van V2, mở Van V1.
- Quá trình làm sạch ngược lại
- Đóng van V3
- Mở Van V4, cùng lúc này bùn tắc ngẽn trong đường ống sục khí đi cùng khí nén qua Van V4 (quá trình này diễn ra 1-2 phút).
- Đóng van V4, mở van V3
- Quá trình lọc vận hành lại bình thường
Lưu ý: Việc thiết kế đường khí sai hoặc không làm sạch đường khí định kỳ hoặc lượng khí không đủ hoặc không làm sạch bằng hóa chất định kỳ => dẫn tới việc Màng MBR bị tắc ngẽn => Lưu lượng nước hút ra giảm và áp lực hút tăng lên. Nếu gặp phải vấn đề tắc ngẽn bùn cần sục khí thật mạnh trong 30 phút để làm sạch màng. Nếu không khắc phục được cần làm sạch bằng hóa chất hoặc làm sạch cơ học (lấy vải mềm lau nhẹ trên bề mặt màng trên vòi nước, lau thật nhẹ)
LẮP ĐẶT VAN + BƠM
- BƠM HÚT
- Nếu không sử dụng biến tần thì phải đấu nối Bơm Hút Màng MBR theo hình trên.
- (1) Sử dụng 02 bơm hút thì mỗi bơm cần có 01 van điện và đồng hồ đo áp âm -0,5 : 0 kg/cm2. chạy luôn phiên
- (2) Sử dụng 02 bơm hút có thể dùng chung 01 van điện và đồng hồ đo áp âm 0-0,5kg/cm2. Bơm nào không chạy cần phải off đi.
- (3) sử dụng van Bi siết lưu lượng đầu vào và đường hồi nước như trong hình, kết hợp với kiểm tra sao cho lưu lượng không vượt quá lưu lượng thiết kế trung bình trên giờ.
- (4) nếu không sử dụng mục 3 thì có thể sử dụng Biến Tần để điều chỉnh lưu lượng lưu ý: lưu lượng cao sẽ giảm tuổi thọ Màng
- (5) lắp đặt đồng hồ đo áp âm 0-0,5kg/cm2 để kiểm soát áp hút _ như trong hướng dẫn vận hành.
- (6) lắp đồng hồ lưu lượng dạng cơ kiểm soát lưu lượng
- BƠM RỬA
- (1) Sử dụng 01 bơm rửa thì mỗi bơm cần có 01 van điện và đồng hồ đo áp dương 0-0,5kg/cm2.
- (2) sử dụng van Bi siết lưu lượng đầu vào và đường hồi nước như trong hình, kết hợp với kiểm tra sao cho lưu lượng không vượt quá 15 lít/m2/giờ. lưu ý: lưu lượng cao sẽ giảm tuổi thọ Màng
- (3) lắp đặt đồng hồ đo áp dương 0-0,5kg/cm2 để kiểm soát áp rửa huờng thường < 0,1kg/cm2 _ như trong hướng dẫn vận hành
Các anh chị có thể cho em xin thêm tài liệu tính toán và bản vẽ cad không ạ.