Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải

Bể tuyển nổi (DAF)

Bể Tuyển Nổi là một thiết bị dùng để tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan (TDS) từ chất lỏng dựa trên những thay đổi trong độ tan của khí áp khác nhau. Không khí được hòa tan dưới áp lực trong một chất lỏng sạch và bơm trực tiếp vào bể Tuyển Nổi. Sau khi vào bể, áp suất không khí được tạo ra và kết hợp với chất lỏng, mà sẽ trở thành siêu bão hòa với các bong bóng khí có kích thước Microns. Các bong bóng không khí li ti sản xuất một lực hấp dẫn cụ thể bám dính vào các phần tử rắn lơ lững trong nước và nâng các hạt lơ lửng nổi lên bề mặt chất lỏng, tạo thành một lớp bùn nổi được loại bỏ bởi dàn cào ván bùn mặt. Chất rắn nặng lắng xuống đáy hồ và cũng được cào gom lại và hút ra ngoài bằng bơm hút bùn để đưa về khu xử lý bùn xử lý.

 

https://youtu.be/JI03CZe5qu0

Bể Tuyển Nổi dùng phương pháp gắn các hạt chất thải khí. Tất cả các bong bóng bám dính các chất rắn là rất mong manh và bất ổn trong các đơn vị nổi phải được giữ ở mức tối thiểu để ngăn chặn sự suy giảm về hiệu suất hoạt động.

Sơ đồ hoạt động bể tuyển nổi

so-do-be-tuyen-noi

Bể tuyển nổi được cấu tạo bao gồm một bể tròn hoặc hình chữ nhật. Bên trên bể và đáy bể được thiết kế hai dàn cào bùn. Thiết bị được kết nối với một số thiết bị phụ trợ bên ngoài gồm bình trộn nước, bơm nước trộn, máy nén khí…

Bể tuyển nổi có hai dạng, dạng trụ và hạng vuông

be-tuyen-noi-hinh-tron

be-tuyen-noi-hinh-vuong

Nguyên tắc hoạt động của bể tuyển nổi

Nước được đưa vào bồn khí tan bằng bơm áp lực cao. Không khí được cấp vào bồn khí tan bằng máy nén khí, tại đây nước và không khí được hòa trộn. Nước bão hòa không khí  chảy vào ngăn tuyển nổi của bể tuyển nối, qua một van giảm áp suất, áp suất được giảm đột ngột về áp suất khí quyển. Khí hòa tan được tách ra và dính bám vào các hạt cặn trong nước, quá trình tuyển nổi được hình thành.

 Các thông số thiết kế bể tuyển nổi

  • Thời gian lưu nước tại bể tuyển nổi: 20 – 60 phút
  • Tỉ số A/S (air/ sludge): 0,02 – 0,45
  • Thời gian lưu nước tại bồn khí tan: 0.5- 3 phút
  • Tải trọng bề mặt: 2- 350m3/m2/ngày
  • Áp lực khí nén: 3.5 -7atm
  • Lượng không khí tiêu thụ: 15 – 50l/m3

Ưu điểm:

  • Hiệu quả loại bỏ hàm lượng chất rắn lơ lửng cao: 90 -95%
  • Giảm được thời gian và dung tích bể so với các công trình khác
  • Loại bỏ được các hạt cặn hữu cơ khó lắng
  • Kết hợp với quá trinh tuyển nổi sử dụng hóa chất đem lại hiệu quả cao
  • Bùn cặn thu được có độ ẩm thấp, có thể tái sử dụng

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư , bảo dưỡng thiết bị cao
  • Đòi hỏi kỹ thuật khi vận hành
  • Cấu tạo phức tạp, quá trình kiểm soát áp suất khó khăn

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DAEC )
Add: 50/6V QL1, Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, HCM, Việt Nam
Phone: 08 6683 1403 –  0982 072 306
Email: info.mtducan@gmail.com
Website: Giaiphapmoitruong.net

8 thoughts on “Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải

  1. Nguyễn Lương Bằng says:

    Chúng tôi !
    có công trường khai thác than, hệ thống thu gom chất thải than bùn xuống hồ, nay muốn tuyển rửa để tách than ra khỏi chát thải( đất đá, xít… và nước bẩn môi trường). Tỷ lệ than còn trong hố bùn khoảng 10-20-30-40% than. Và còn lại là đất sét gày , đá xít, và chất hữu cơ môi trường khai thác than.. có tỷ lệ độ ẩm 30% nước.
    Tôi thấy hệ thống tuyển rửa bể nổi tròn của quí công ty phù hợp với chúng tôi, chúng tôi sẽ đầu tư khi bùn than khi tuyển nổi gạt thu gon bơm về máy ép băng tải. Đàu than thu hồi ra có tỷ lệ thành phần nước còn trong than là 13-17% .
    – Với công suốt : 400m3/8 giờ ở tỷ lệ nước có trong bùn than là 30% nước. Khi tuyển sẽ đưa về với tỷ lệ 30% bùn/ 70% nước. Cho Natri lauryl sunphate, và có thẻ Vichemfloc85610 vào để tạo bọt và keo tụ tách nước thu hồi lắng đọng và tuần hoàn trở lại. Xin được tư vấn và bán cho doanh nghiệp.
    – Than thu hồi để sử dụng
    – Đất sét gày, xít đá đen, sỏi nhỏ được thu hồi trả lại cho môi trường
    – Nước quay dùng trở lại cho bể tuyển rửa…hoặc nếu thừa thải ra môi trường phù hợp quy định nước sông suối.
    Kinh mong quý vị tư vấn giúp doanh nghiệp.
    Nguyễn Lương Bằng
    TCT Đông Bắc BQP

  2. Yendang says:

    Cho e hỏi? :
    Bể tuyển nổi có xử lí được dầu mỡ không à..níu có thì hiệu suất là bao nhiêu..?

  3. hana hime says:

    Vậy nếu là nước thải sản xuất sữa, bể tuyển nổi xử lý được dầu mỡ không ạ ? Hiệu suất bao nhiêu ạ?

  4. trần văn danh says:

    khi sử dụng phương pháp tuyển nổi thi phương pháp này có thể sử lý được loại nước thải nào. xin cảm ởn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *