Vì sao phải lập cam kết bảo vệ môi trường?

Cam kết bảo vệ môi trường là một văn bản pháp lý về môi trường mà ở đó một dự án khi đi vào hoạt động cần phải liệt kê đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn phát sinh ra các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn…).

Vì vậy, lập cam kết bảo vệ môi trường nhằm mục đích:

– Là một văn bản pháp lý cần thiết đáp ứng tiêu chí cần và đủ cho một dự án trước khi đi vào hoạt động.

– Đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định mà không gặp các rắc rối liên quan đến môi trường.

– Việc sử dụng các nguồn lực khác liên quan đến dự án như quỹ đất dự trù, cơ sở hạ tầng, nguồn điện, nước…được lên kế hoạch sẵn, không dẫn đến thụ động hoặc tốn nhiều chi phí để quy hoạch lại khi dự án đã đi vào hoạt động.

Vì sao nên chọn chúng tôi là đơn vị tư vấn lập cam kết bảo vệ môi trường ?

Chúng tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm về lĩnh vực tư vấn môi trường, đã thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ về tư vấn môi trường từ Bắc đến Nam. Với đội ngũ những kỹ sư năng động, nhiệt huyết và trình độ năng lực bài bản, chúng tôi tin tưởng rằng khi đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ thỏa mãn các tiêu chí:

+ Giá cả hợp lý và cạnh tranh nhất

+ Thời gian thực hiện là nhanh nhất

+ Văn bản thực hiện đảm bảo tính chính xác và độ trung thực, đảm bảo sau khi đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho chủ đầu tư.

 

Sau đây là các nội dung thực hiện:

1. Thành phần hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường bao gồm:

Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường gồm:

– Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT;

– Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường gồm:

– Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về hình thức và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT;

Đối với Lập Cam kết bảo vệ môi trường :

Các Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất thì đều phải lập và đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Lập cam kết bảo vệ môi trường CKBVMT phải được đăng ký trước khi thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc trước khi đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quy định tại điều 31 Nghị định này. Chủ dự án lập cam kết bảo vệ môi trường CKBVMT phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong bản cam kết đã được đăng ký.

2. Cam kết bảo vệ môi trường là gì?

Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kỹ thuật cụ thể của dự án, tiến hành dự báo, đánh giá những tác động tiềm tàng tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp mà việc thực hiện dự án có thể gây ra cho môi trường. Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, đề xuất những biện pháp giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường.

3. Vì sao phải lập cam kết bảo vệ môi trường?

Cam kết bảo vệ môi trường giúp  phân tích, đánh giá, dự báo các ảnh hưởng đến môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường;

Mặt khác, là cơ sở để yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng nội dung đã cam kết, nhằm giảm thiểu, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, con người trong giai đoạn tiến hành dự án và khi dự án đi vào hoạt động.

4. Đối tượng lập cam kết bảo vệ môi trường gồm những ai?

Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất. Cam kết bảo vệ môi trường được lập trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Đối với các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:

  • Thay đổi địa điểm thực hiện;
  • Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;
  • Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Thời điểm lập cam kết bảo vệ môi trường
  • Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.
  • Đối với dự án thăm dò dầu khí, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi khoan thăm dò.
  • Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
  • Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Nghị định 29/2011/NĐ-CP, chủ dự án hoặc chủ cơ sở phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
  • Các bước tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường
  • Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án;
  • Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;
  • Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Dự án;
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
  • Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  • Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt (Gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường)

–    Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Ví dụ một số loại hình lập CKBVMT: các cơ sở thu mua phế liệu, kinh doanh cho thuê nhà trọ, quán ăn,…

5. Cơ sở pháp lý của thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

  1. Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
  2. Nghị định 29/2011/NĐ-CP Nghị đinh quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
  3. Thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DAEC )
Add: 50/6V QL1, Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, HCM, Việt Nam
Phone: 08 6683 1403 –  0909 3959 58
Email: info.mtducan@gmail.com
Website: Giaiphapmoitruong.net