Màng MBR dùng trong xử lý nước thải

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải là vật liệu cho phép một số thành phần vật lý hoặc hóa học đi qua nó và giữ lại cặn, SS cũng như sinh khối trong bể phản ứng sinh học trên bề mặt màng. Vì vậy nó có tính chọn lọc cao, mức độ chọn lọc của màng phụ thuộc vào kích thước lỗ màng.

Dựa theo kích thước lỗ màng, có bốn công nghệ chính áp dụng màng cho xử lý nước là RO, lọc nano (NF), siêu lọc (UF) và (MF).

Một số loại màng MBR được dùng trên thị trường

                              Màng MF              Màng UF              Màng lọc Nano         Màng RO

Kích thước lỗ 0.1 µm 0.01 µm 0.001 µm 0.0001 µm
Áp lực 100 psi 70-200 psi 100-600 psi 400-1000 psi
Tuổi thọ 5 năm 3 năm 3 năm 2 năm

Trong quá trình lọc màng, áp lực nước qua màng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong xử lý nước thải. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do trong nước thải, hàm lượng cặn, chất dầu mỡ, hạt có kích thước nhỏ tồn tại nhiều và gây nên hiện tượng bẩn màng khi chúng bám trên bề mặt màng. Màng được ứng dụng trong xử lý nước thải được giới hạn ở áp suất nhất định để có thể hạn chê một phần hiện tượng bẩn màng.

Vì vậy, nó có thể loại bỏ các ion như nitrat và những ion liên quan đến độ cứng hoặc độ mặn khi ứng dụng màng với các mục đích sử dụng khác nhau.

Màng MBR dùng trong xử lý nước thải

Hình dạng màng

Hình dạng màng, có nghĩa là hình dạng của nó và cách nó gắn kết và định hướng liên quan đến dòng chảy của nước rất quan trọng trong việc xác định quá trình tổng thể hiệu suất. Để có được hình dạng màng lý tưởng, cần dựa trên các tiêu chí sau:

  • Diện tích bề mặt màng lớn so với tỷ lệ khối lượng mô-đun.
  • Mức độ chảy rối cao để đẩy các chất ô nhiễm về phía trước.
  • Chi phí năng lượng thấp trên một đơn vị khối lượng nước sản phẩm.
  • Chi phí thấp trên một đơn vị diện tích màng.
  • Thiết kế phù hợp cho quá trình rửa màng.

Có 6 hình dạng của màng chính hiện đang được sử dụng của màng, tất cả đều có những lợi ích và hạn chế thực tế khác nhau. Các cấu hình được dựa trên hình dạng phẳng hoặc hình trụ và bao gồm: tấm phẳng, sợi rỗng, dạng ống, ống mao dẫn, cartridge lọc , xoắn ốc. Trong hệ thống màng MBR, hai loại màng hay được sử dụng là màng dạng sợi và màng tấm phẳng.

Ưu nhược điểm của màng dạng sợi và màng tấm phẳng

Màng dạng sợi     

Ưu điểm:

  • Diện tích bề mặt lớn
  • Hiệu quả xử lý cao

Nhược điểm:

Không dùng cho nước thải có độ màu cao và nhiều độc tố

Dễ bị bẩn màng.

Màng tấm phẳng

Ưu điểm: Giảm khả năng bẩn màng

Nhược điểm : Tốn nhiều hóa chất để rửa màng.

Màng sinh học trong hệ thống xử lý nước thải có nguy cơ bị bẩn cao. Việc rửa màng bằng phương pháp vật lý chỉ đơn giản là rửa ngược (tức là để dòng nước sạch chảy ngược qua màng để đẩy các cặn bẩn bám ra khỏi bề mặt màng). Với tốc độ cao gấp 2-3 lần tốc độ lọc màng. Để điều này khả thi, màng phải có đủ tính toàn vẹn vốn có để chịu được áp lực lớn.

Nói cách khác, màng phải đủ mạnh để không phá vỡ hoặc khóa khi dòng chảy được đảo ngược. Điều này thường là hạn chế đối với các cấu hình dạng ống mao mạch hoặc dạng sợi rỗng. Ở đường kính màng có độ dày đủ lớn: đường kính filament tỷ lệ để có thể chịu được ứng suất do dòng chảy gây ra.

Tuy nhiên, để khắc phục được hạn chế trên, hệ thống MBR sử dụng màng sợi có thể sục khí liên tục trên bề mặt màng để làm giảm sự hình thành cặn bẩn, cũng như bổ sung các giá thể di dộng vào để phá vỡ liên kết của cặn lên bề mặt màng.

Cần tư vấn xin Liên hệ: Ms.Vy  090 131 2207

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DUCAN TECH )
Văn phòng: số 8, đường TA15, Tân Thời An, Quận 12, Hồ Chí Minh
Nhà xưởng: 4, Tân Xuân 6, Chánh 2, Tân Xuân, Hóc Môn, HCM, Việt Nam
Điện Thoại: 0286 2722 505 – 02862 711 775 – 090 131 2207
Email:  vymai@ducantech.com
Website: https://ducantech.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 312 207