Màng Mitsubishi trong xử lý nước thải quy mô phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu được thực hiện bằng việc sử dụng công nghệ MBR có bổ sung giá thể đặt ngập trong bể phản ứng màng. Hệ thống được vận hành trong điều kiện hiếu khí. Thời gian lưu bùn (SRT) được duy trì ở 30 ngày, thời gian lưu nước (HRT) trong 2 ngày. Thông lượng màng được giữ ở mức 3.75 L /m2.h trong quá trình hoạt động. Giá thể được thêm vào bể phản ứng chiếm 20% thể tích bể. Nước thải thuộc da trước và sau khi xử lý được lấy mẫu.
Để đánh giá khả năng xử lý cần phân tích những chỉ tiêu bao gồm: pH, kiềm, COD, TP, NH4+ -N, NO2- -N, NO3- -N, TKN; SO42-, TP. TDS . Bên cạnh đó, MLSS, MLVSS, SVI của hệ thống cũng được đánh giá để kiểm soát bùn hoạt tính từ hệ thống. Bẩn màng được đánh giá thông qua việc theo dõi sự thay đổi của TMP và thông lượng dòng thấm.
So sánh khả năng xử lý của hệ thống với các nghiên cứu trước đây về khả năng loại bỏ N và C hữu cơ. Cũng như sự hình thành bẩn màng của hệ thống trong nghiên cứu này với hệ thống MBR thông thường.
Module màng
Màng được sử dụng để nghiên cứu là màng Mitsubishi dạng sợi rỗng được làm từ vật liệu PVDF. Ưu điểm của loại màng này là có thể chịu được nồng độ hóa học cao, nhiệt độ cao, dễ làm sạch. Có độ bền cơ học cao, ít tắc nghẽn, lưu lượng hút cao, tiêu thụ năng lượng thấp.
Thông số màng MBR:
Đường kính: 2,8mm Số sợi: 24
Kích thước lỗ: 0,4 µm Diện tích: 0,05 mét vuông
Chiều dài: 24 cm
Giá thể Sponge
Giá thể dùng trong hệ thống là loại giá thể rỗng làm từ Polyurethan của hãng Nisshinbo, Nhật Bản. Giá thể được đưa vào hệ thống ở trạng thái xáo trộn đều khắp toàn bộ thể tích bể. Số lượng giá thể được đưa vào hệ thống chiếm khoảng 20% thể tích bể.
Hệ thống SMBR quy mô phòng thí nghiệm
Hệ thống SMBR trong nghiên cứu này sử dụng màng dạng sợi rỗng và đặt ngập trong bể phản ứng sinh học. Hệ thống bao gồm bể chứa nước đầu và bể phản ứng sinh học MBR.
Nước thải từ bể chứa (1) được bơm (2) bơm vào bể phản ứng MBR (3) dựa vào tín hiệu từ phao điều khiển gắn bên trong hai bể. Nhằm mục đích đảm bảo mực nước trong bể là cố định. Bể phản ứng sinh học MBR được duy trì thổi khí liên tục bởi máy thổi khí (6) nhằm cung cấp oxi cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Tại bể MBR này, vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ dễ phân hủy tạo thành sinh khối. Đồng thời, bơm màng được vận hành theo chu kỳ 8 phút lọc/2 phút nghỉ và được kiểm soát thông qua bộ TIMER và biến tần. Chi tiết về các thiết bị trong hệ thống Sponge-MBR này được thể hiện trong bảng 3.4. Thông lượng dòng thấm được cố định 3.75 L/m2.h, áp suất qua màng TMP được ghi nhận nhờ đồng hồ đo áp suất. Nước sau xử lý được thu thập lại để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu COD, TKN, amonia, nitrite, nitrate, TP.
Kết quả:
Trong suốt quá trình hoạt động hệ thống màng sinh học kết hợp giá thể di động với OLR = 1 ± 0.2 kgCOD/m3.ngày, SRT=30 ngày và HRT là 2 ngày. Hiệu quả xử lý COD, amonia, TP lần lượt là 82%, 56% và 84%. Bằng việc bổ sung giá thể sponge, hệ thống MBR này làm tăng khả năng xử lý amonia so với hệ thống MBR thông thường. Sau gần 40 ngày vận hành (tính từ lần rửa màng thứ 2), màng đạt áp suất chuyển màng -60 kPa, giá trị mà nhà sản xuất khuyến cáo rửa màng. Thành phần trở lực chính gây bẩn màng là trở lực bẩn thân màng, chiếm 60% tổng trở lực.
Cần tư vấn xin Liên hệ: Ms. Vy 090 131 2207
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DUCAN TECH )
Văn phòng: số 8, đường TA15, Tân Thời An, Quận 12, Hồ Chí Minh
Nhà xưởng: 4, Tân Xuân 6, Chánh 2, Tân Xuân, Hóc Môn, HCM, Việt Nam
Điện Thoại: 0286 2722 505 – 090 131 2207
Email: vymai@ducantech.com
Website: https://ducantech.com