Đánh giá Qúa trình Keo tụ-Tạo bông trong xử lý nước thải thuộc da.

  • 1. Nguyên lý Quá trình keo tụ – tạo bông

Quá trình keo tụ – tạo bông được sử dụng trong việc tách các chất rắn lơ lửng trong nước thải thuộc da. Quá trình hoạt động theo các bước phá vỡ các lực, làm ổn định các hạt tích điện có trong nước thải thuộc da. Cho phép va chạm giữa các hạt xảy ra, do đó tạo ra các khối bông bùn.

Chất rắn lơ lửng có điện tích âm trong nước, chúng có xu hướng ổn định và đẩy lùi nhau khi chúng tương tác với nhau. Mục đích của quá trình Keo tụ – tạo bông là làm mất ổn định các hạt tích điện của chất rắn lơ lửng. Chất tạo bông được thêm vào nước thải thuộc da để trung hòa điện tích âm của các hạt lơ lửng.

Qúa trình Kẹo tụ tạo bông.

Khi trung hòa, các hạt lơ lửng dính lại với nhau để tạo thành các bông cặn lớn hơn. Việc trộn nhanh chất tạo bông sẽ góp phần làm tăng khả năng va chạm hiệu quả giữa các hạt cặn với nhau và giữa chúng với chất kết dính. Quá trình này được thực hiện sau quá trình keo tụ. Do đó, các hạt được liên kết với nhau để tạo ra các bông cặn có kích thước lớn hơn .

  • 2. Thực nghiệm qua thí nghiệm.

Ates và cộng sự (1997) đã nghiên cứu tính hiệu quả của keo tụ – tạo bông trong xử lý đầu vào đồng nhất của một nhà máy xử lý thuộc da thuộc da Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả các thí nghiệm cho kết quả > 70% loại bỏ COD với COD đầu vào 5000 mg/L và tổng Crom cũng được loại bỏ một cách hiệu quả (< 5mg/L) với Crom đầu vào khoảng 135 mg/L. Bằng việc sử dụng phèn (FeCl3 + Poli) với liều lượng 750 + 2 mg/L. Kabdasli và cộng sự (1999) cũng đã báo cáo loại bỏ 40 – 70% tổng COD với COD đầu vào 5235 mg/L. Loại bỏ > 99% tổng lượng Crom với Crom đầu vào 60 mg/L từ nước thải thuộc da. Sử dụng phèn FeSO4.7H2O liều lượng 700 mg/L, và FeCl3.6H2O liều lượng 780 mg/L.

Song và cộng sự (2004) đã loại bỏ được khoảng 30 – 37% tổng COD, 74 – 99% crom và 38 – 46% SS với nồng độ ban đầu 3300 mg/L COD, 16.8 mg/L Crom, 260 mg/L SS.  Sử dụng phèn FeCl3 800 mg/L ở pH 7.5 đối với nước thải thuộc da.
Bằng việc sử dụng công nghệ keo tụ-tạo bông loại bỏ khoảng 40% đối với COD, 69% đối với SS và 86% đối với loại bỏ màu (Song và cộng sự, 2004).

Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình keo tụ của nước thải thuộc da phụ thuộc rất nhiều vào sự kiểm soát pH (7.5) và liều lượng keo tụ (800 mg/L) trong phạm vi tối ưu. Ngoài ra, hệ thống hiệu quả với nước thải có nồng độ kim loại nặng cao (Song và cộng sự, 2004).

Cần tư vấn xin Liên hệ: Mr. Đức  0909 39 59 58

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DUCAN TECH )
Văn phòng: số 8, đường TA15, Tân Thời An, Quận 12, Hồ Chí Minh
Nhà xưởng: 4, Tân Xuân 6, Chánh 2, Tân Xuân, Hóc Môn, HCM, Việt Nam
Điện Thoại: 0286 2722 505 – 090 131 2207
Email:  vymai@ducantech.com
Website: https://ducantech.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *