Nghề Hot của thời đại mới – kỹ sư môi trường

Giaiphapmoitruong.net – Thời gian gần đây, ở Việt Nam nổi lên một số công ty gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Chúng ta vừa ít quan tâm đến môi trường, vừa thiếu chuyên gia về lĩnh vực này. Và điều này sẽ được cải thiện hơn trong tương lai.
Nơi nào cần các kỹ sư môi trường?

Các tổ chức/công ty có hoạt động trong lĩnh vực môi trường hoặc liên quan đến môi trường như EBARA (Nhật – cấp/thoát/xử lý nước), NIPON Kioei (thiết kế cơ sở hạ tầng), JICA (Nhật – hỗ trợ kỹ thuật/nghiên cứu dự án…), GTZ (Đức – hỗ trợ kỹ thuật/nghiên cứu dự án…), UNDP, một số tổ chức phi chính phủ khác… cần các kỹ sư môi trường, nhưng thường đòi hỏi cao về kinh nghiệm/năng lực và trả lương cũng cao hoặc rất cao (500 – 2000 USD/tháng). Tuy nhiên các bạn mới ra trường thường phải rất xuất sắc (học lực, kỹ năng mềm, ngoại ngữ…). Các công ty cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, công ty về sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp… trong nước cũng rất cần các kỹ sư môi trường.

Các nhà máy sản xuất/lắp ráp như Canon, Intel, Brother, Nissei, Toyota, Honda, LG, Ford… của nước ngoài đặt tại Việt Nam cũng là nơi có nhu cầu nhiều đối với các kỹ sư môi trường.

Chức năng của bộ phận môi trường

– Vận hành hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001, EMAS….), đây là công việc chính.
– Theo dõi việc chấp hành các yêu cầu pháp luật, Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường của công ty, liên hệ với các đối tác đo kiểm môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
– Cập nhật các thông số môi trường (tiếng ồn, nhiệt độ, bụi, COx…) trong công ty. Một số công ty lớn có máy đo nhanh để đo định kỳ.
– Quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại
– Quản lý hóa chất và an toàn hóa chất
– Quản lý cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất: trạm bơm, các hệ thống xử lý nước thải, khí thải…(nếu có, mặc dù không nhiều)
– Đào tạo/hướng dẫn các nội qui quản lý môi trường cho nhân viên các bộ phận khác
– Chịu trách nhiệm thiết kế, lập kế hoạch ngăn chặn, kiểm soát và cải tạo các hiểm họa gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và môi trường
– Các kỹ sư môi trường thường chuyên môn hóa một trong các lĩnh vực như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, cải tạo đất…
– Nếu àm việc cho các công ty tư vấn môi trường đòi hỏi các chuyến đi công tác xa nhà thường xuyên.

Cơ cấu và nhân sự bộ phận môi trường trong công ty

Các công ty lớn/rất lớn cỡ trên 1000 người thường có bộ phận môi trường riêng hoặc kết hợp với bộ phận chuyên môn khác. Ví dụ Canon, Toyota gọi là Environment & Facilities Department (Phòng Môi trường & Cơ sở hạ tầng), hoặc có nơi là phòng Safety & Environment – SE (Denso Vietnam, ABB…). Ở các công ty này thường cần từ 2 đến vài chục kỹ sư môi trường (Canon Vietnam có đến 20 kỹ sư môi trường).

Các công ty nhỏ hơn (vài trăm – 1000 người) thì bộ phận môi trường có thể nằm trong bộ phận General Affaire (GA – Phòng tổng hợp), khi đó thường gọi là Environmental Team hoặc Group. Trong các công này thì chỉ cần 1 đến 3 kỹ sư môi trường.

Một số công ty nhỏ, hoạt động lắp ráp/chế tạo đơn giản và không có nhiều ảnh hưởng đến môi trường thì họ giao luôn cho một cán bộ hành chính hoặc sản xuất hay quản lý chất lượng làm quản lý môi trường kiêm nhiệm.

Các kỹ năng cần thiết cho kỹ sư môi trường

– Công việc của kỹ sư môi trường rất đa dạng, vì thế nó yêu cầu rất nhiều kỹ năng như: kiến thức về thiết kế, phát triển, bảo vệ môi trường, luật môi trường, thiết kế cơ sở dữ liệu.
– Các kỹ sư môi trường phải có kỹ năng viết tốt vì viết báo cáo chiếm vai trò quan trọng trong công việc của họ. Ngoài ra, họ còn phải là người trình bày hấp dẫn để diển giải về các thông tinh kỹ thuật.
– Nói chung, nghề này thích hợp cho những người có tư tưởng hướng ngoại.

Học gì để làm kỹ sư môi trường?

Nghề này đòi hỏi phải có được các bằng cấp trong các lãnh vực sau: kỹ sư môi trường, an toàn kỹ thuật, kỹ sư hóa, khoa học địa lý và môi trường. Bằng thạc sĩ thường được đánh giá cao hơn.

Sau đây là một số trường bạn có thể theo học:

– Khoa Môi trường – ĐH Bách Khoa TP.HCM: Khoa này có 2 chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường và Quản lý Môi trường.
– Khoa Mỹ thuật Hóa học – ĐH Bách Khoa TP.HCM
– Ngành Địa lý Môi trường – Khoa Địa Lý – ĐH KHXH&NV TP.HCM,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *