Một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động, ngoài những yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp (vốn, nguồn nhân lực, địa điểm hoạt động…) còn cần các yếu tố khách quan khác từ bên ngoài – Đặc biệt là giấy tờ pháp lý. Bên cạnh các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hoạt động doanh nghiệp, nhà nước Việt Nam còn yêu cầu doanh nghiệp phải có Giấy phép về môi trường mới được đi vào hoạt động.
Vì vậy, Xin gửi đến bạn về cách quản lý hồ sơ môi trường (HSMT) trong doanh nghiệp như sau:
Vì sao phải quản lý hồ sơ môi trường?
– Đảm bảo không bỏ sót bất kì thủ tục môi trường mà nhà nước yêu cầu đối với doanh nghiệp
– Tránh lãng phí thời gian vì quản lý môi trường không hiệu quả
– Mức phạt đối với doanh nghiệp không tuân thủ đúng luật môi trường rất cao (chi tiết)
Quản lý môi trường như thế nào là hợp lý?
– Lưu giữ Giấy xác nhận và báo cáo ĐTM/KHBVMT/ĐABVMT đã được phê duyệt
– Thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.
– Lưu giữ sổ chủ nguồn CTNH. Kí hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom và xử lý chất thải nguy hại và định kì 1 năm/lần gửi báo cáo quản lý CTNH trước ngày 31/01 hằng năm.
– Lưu giữ Giấy phép xả thải vào nguồn nước và giấy phép khai thác nước. Định kì gửi báo cáo xả thải vào nguồn nước/báo cáo khai thác nước về sở TNMT. Theo dõi thời hạn giấy phép để lập hồ sơ xin gia hạn giấy phép 90 ngày trước khi giấy phép hiện tại hết hiệu lực. Ngoài ra, cần nộp thuế tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Theo Hana