Tư vấn về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Chào ad, chào các anh chị và các bạn. Mình mới đi vận hành trạm XLNT tập trung khu công nghiệp được mấy tháng gặp một chút vấn đề nhờ mọi người cùng thảo luận và tư vấn. Trạm mình tiếp nhận nước thải dệt may và sinh hoạt là chủ yếu, các nhà máy đều có trạm xử lý khá tốt nên nước thải về hầu như đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường luôn. Công nghệ của nhà máy tập trung là Thu gom – Điều Hòa – Hóa lý (PAC + polyme) – Lắng 1 – Biofor ( hiếu khí có giá thể cố định) – lắng 2 – khử trùng. Nước thải qua hóa lý thì đã rất trong và các chỉ tiêu đều rất thấp, COD <15mg/L , chỉ có tổng nito là vượt 15-25 mf/L vượt tiêu chuẩn xả của KCN là 16mg/L. Bể Biofor nhà Thầu nuôi vi sinh nhưng không hiệu quả em thấy nước trong bể trong như hồ bơi vậy ạ ^^ nhưng vẫn sục khí suốt ngày nên tốn điện lắm, tuy nhiêu khi kiểm tra thì đầu vào amoni cao >10 mg/L, nitrat thấp qua biofor thì amoni chuyển hóa thành nitrat (amoni sau biofor <4 mg/L) nên cũng không biết giải thích sao cả :3. mệt nhất là nito vượt chuẩn mà nồng độ thì không cao, chất hữu cơ lại thấp nên thật sự không biết phải xử lý nó như thế nào để vừa tiết kiệm mà vừa đạt chuẩn nữa. Các anh chị có kinh nghiệm có thể tư vấn cho em một xíu ạ. Cảm ơn mọi người.!

13 những suy nghĩ trên “Tư vấn về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

  1. Sam Trung nói:

    Theo mình thấy thì b nên nâng pH lên12-13 hoặc trog khoảng 11-13 (cái này b phải làm thí nghiệm để tìm ra pH thích hợp nhất nhé) rồi tiến hành sục khí (pp airtripping). Mình thấy cách này khá hiệu quả và nhiều nơi áp dụng b cũng nên thử áp dụng xem sao

    • Phùng Ngọc Hải nói:

      Có chứ vì trong các giai đoạn chuyển hoá hợp chất N thì các vsv phải sử dụng cơ chất làm nguồn năng lượng mà

  2. Lê Thạch nói:

    Khử nito có 2 cách
    1. Pp sinh học áp dụng cho hàm lượng N khoảng 100mg/l. Theo quy trình của b thì thiếu bể anoxic có thể ngăn thêm bể để cải tạo được chi phí không quá cao. Quy trình mới sau hoá lý là anoxic – hiếu khí – lắng – khử trùng – NTN có tuần hoàn bùn từ bể lắng về cả anoxic và hiếu khí
    2. Pp hoá học đưa pH lên trên 11-12 chuyển N về dạng NH3 + xục khí . Cái này sau đó phải hạ pH nên chi phí cao không khả thi cho trường hợp của b
    :)

  3. Lành Nguyễn nói:

    Mình có chút ý kiến như này: Bề điều hòa của bạn đang sục khí hay ko?nếu sục thì sục bao nhiêu h/ngày? và đã có đường bùn tuần hoàn từ bể hiếu khí về bể ĐH chưa?

    • Chalky nói:

      Chào bạn. Mình muốn trao đổi được chứ?
      Hệ thống của mình NH4+ đạt, nhưng Tổng N lại vượt
      Hệ thống ĐH – Thiếu khí – Hiếu khi- Lắng – Lọc – KTrung. Có tuần hoàn hiếu khí về thiếu khí. Bùn từ bể chứa bùn đầy sẽ tuần hoàn về bể ĐH
      Bạn có kinh nghiệm xử lý Tổng N ko? Cho mình xin ý kiến. Tks

      • Phùng Ngọc Hải nói:

        Chalky hệ số nội tuần hoàn của bạn là bao nhiêu vậy? Nếu TN ko đạt mà NH4+ đạt hẳn là N sẽ tồn tại ở NO2-/NO3- rồi. Nên có thể bạn hãy tăng hệ số nội tuần hoàn về bể TK để khử hết Nitrat/Nitrit xem sao

  4. Lung Tung Beng nói:

    Làm j có công nghệ nào mà có đường tuần hoàn bùn về bể điều hòa.bể ĐH sục khí liên tục là để tránh cặn, bùn lắng sao tuần hoàn bùn về được. Tuần hoàn về như thế hóa ra bể ĐH là bể lắng ak.Bùn hoạt tính từ bể hiếu khí(Aerotank) về bể lắng 2 và được hồi lưu lại.nếu lượng bùn hoạt tính nhiều thì bơm về bể chứa bùn.

  5. Lý Trí Trái Tim nói:

    Mình bổ sung thêm cho bạn đa số ý kiến tốt rùi Có cái này có thể giảm bớt bạn có thể nuôi thêm thực vật lấy nito làm dinh dưỡng như cây bèo tấm hoặc các loại khákhác tốt hơn.

  6. Tôn Dương nói:

    Bạn xem lại chu trình nito sẽ hiểu tại sao amoni thay đổi nhé. COD thế thì k xử lý nito sinh học được đâu. Mình góp ý thế này. Đưa pH cao lên (lên bao nhiêu thì bạn tìm hiểu NH4+ nó k bền vững ở pH bao nhiêu nhé) để NH4+ chuyển thành NH3 sau đó sục khí để NH3 bay lên (bên mình có tháp riêng để làm vấn đề này). Hoặc phải bổ sung BOD để xử lý nito bằng sinh học. (Xem xét k chạy hoá lý nếu k cần thiết để tiết kiệm hoá chất và để dinh dưỡng nuôi vi sinh nhé)

  7. Nguyễn Lâm Nhàn nói:

    Theo một số thông tin chưa đầy đủ của bạn nêu ra mình xin có một vài ý kiến như sau:
    1/ Nếu sau hóa lý mà COD7.5 trở lên (mà đầu vào của hệ thống nhỏ hơn 7 chẳng hạn), độ kiềm > 50 thì hệ thống của bạn đã hoạt động ok, nhưng cơ chất thiếu thì TN ko đạt được. Đây là bước để bạn đánh giá lại toàn bộ quá trình chuyển hóa amoni, nitrat, nitrit trong nước đã tốt hay chưa. Bước này kết hợp bước 2 bạn sẽ quyết định được giải pháp lựa chọn.
    5/ Ngoài ra quá trình điều chỉnh tỷ số tuần hoàn bùn của bạn cũng sẽ giảm được một phần TN, điều chỉnh bùn thì tỷ lệ bao nhiêu thì bạn sẽ là người tìm tỷ số tối ưu ấy, cố gắng đi, khi tìm được tỷ số tối ưu ấy sẽ là kinh nghiệm thực tế quý giá của bạn đó. Để tìm được tỷ số tối ưu có nhiều cách, tuy nhiên mình hay ̣̉́̃đánh giá nó qua sự biến đổi của độ kiềm của nước ra – cách này khá đơn giản và cho kết quả khá chính xác.
    …….

    (Kiến thức hạn hẹp nên rất mong các tiền bối không chê cười mà cùng góp ý trao đổi và tranh luận.)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901 312 207