Đã xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tốn vài trăm triệu đến vài tỉ đồng nhưng chỉ chạy hơn 1 năm đã trục trặc bị các đoàn thanh tra kiếm tra vẫn bị phạt là một mối lo ngại đáng quan tâm của các doanh nghiệp. Hiện này các công ty môi trường không phải đơn vị nào cũng làm tốt cũng làm đúng cả, rất nhiều công ty môi trường làm ẩu để hoàn thành dự án nhưng hậu quả là các doanh nghiệp sản xuất lại ghánh chịu và hệ lụy là môi trường vẫn cứ bị ô nhiễm.
Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra bảo trì và khắc phục sự cố thường xảy ra trong thời gian vận hành hệ thống xử lý nước thải gây nên hậu quả nước thải đầu ra không đạt. Tất nhiên là không thể nào đầy đủ nhưng hy vọng góp một phần nào đó trong thời gian bạn chờ công ty môi trường nào đó đến sửa chữa.
1. Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp vi sinh
Tức là gồm các bể sau đây “bể thu gom, song chắn rác, bể điều hòa, bể hóa lý ( Thường thì bể này có 3 ngăn châm hóa chất và có cánh khuấy) bể lắng I, bể vi sinh ( bể aerotank, bể….) bể lắng II, bể trung gian,cột lọc( nếu có) bể khử trùng” Trên là công nghệ đầy đủ của hóa lý kết hợp vi sinh đối với hệ thống của bạn có thể bỏ một đến hai bể không có nhưng bắt buộc phải có bể hóa lý, lắng I, vi sinh, lắng II.
Đối với công nghệ này khi thao tác vận hành khó nhất là bể hóa lý, và cũng tư bể này ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống, chỉ cần châm sai liều lượng hóa chất thì bạn có thể mất vài chục triệu nộp phạt. Vì vậy người vận hành hệ thống như vậy ít nhất là 5 năm kinh nghiệm.
Khắc phục tạm thời khi bạn thấy có sự cố
Bạn lấy mẫu nước và làm thí nghiệm jatech có thể tham khảo tại đây “ Hướng dẫn làm thí nghiệm jartest đối với hệ thống xử lý nước thải” Sau khi làm thí nghiệm jartest, thì bạn biết được lưu lượng châm hóa chất ntn là tốt nhất.Bạn tạm thời cho hệ thống ngưng hoạt động, nếu hệ thống của bạn không ngừng hoạt động thì ít nhất bể vi sinh của bạn phải có từ 2 ngăn trở lên. Bạn cho sục khí liên tục trong 2 ngày ở bể vi sinh nhưng không cho nước thải đầu vào hoặc bạn chỉ có thể cho thêm nước sạch vào và bổ sung vi sinh để cho bể vi sinh của bạn dần ổn định. Trong thời gian đó bạn có thể cho vệ sinh hoặc rửa lọc các thiết bị như song chắn rác, kiếm tra hệ thống sục khí điều hòa, cột lọc nếu bạn cảm thấy khó giải quyết thì lien hệ tôi 0909 3959 58 tư vấn hoàn toàn miễn phí
2. Với công nghệ chỉ hóa lý
Thường thì chỉ có xử lý nước thải xi mạ, nước thải nhiễm dầu hoặc một số nước thải tương tư mới dụng công nghệ này. Công nghệ xử lý nước thải này cũng tương đối khá tốn kém. Nếu nó có sự cố thì bạn kiểm tra lại lưu lượng châm hóa chất nhé ( có ghi rõ phía trên rồi) và cột lọc cũng hay bị nghẹt lắm
3. Với công nghệ chỉ vi sinh
Vi sinh hiếu khí ( bể earotank)
Nguyên nhân chính và nhiều nhất là sốc tại ( nước thải quá bẩn) hoặc thiếu oxy. Còn thiếu thức ăn thì cũng ít lắm, cũng có lần mình sửa chữa loại này nhưng đối với loại này nước thải ít lắm ( chỉ cần bổ sung dinh dưỡng là PO4 và phân Lân là sống tốt rồi).
Nhưng bị sốc tải thì phải làm sao ? Còn chần chờ gì nửa lấy cái ca múc nước trong bể vi sinh lên xem hàm lượng bùn nhiều không, xem bùn có bám lại với nhau không, màu bùn màu gì ?
Biện pháp tạm thời nhé, giảm hàm lượng nước thải đầu vào và nếu bạn ngưng luôn thì tốt sau đó cấp nước sạch vào chạy sục khí liên tục đến khi nào hồi sức thì thôi, còn bổ sung vi sinh thì khuyên bạn nên gọi đến công ty tư vấn xử lý nước thải chứ bỏ nhiều tốn tiền không được gì cả,
Còn thiếu oxy hay còn gọi là thiếu DO thì làm sao ? bạn xem lại thiết kế bạn đầu chạy hai máy thôi khí hay một, nếu một thì thời gian nghỉ là bao nhiêu lâu( thường cho nghĩ 2 tiếng đối với vi sinh ổn định) còn chạy hai máy thôi khí thì bạn xem ở bể earotank khí sục như thế nào, nếu cảm giác bạn thấy mạnh quá thì hãy xả áp hoặc khóa bớt van lại hoặc bạn thấy có chổ sục khí rất mạnh chỗ không có là bị bung dĩa thổi khí rồi đó. Lắp lại đi nhé :d
Còn vấn đề mùi nếu vận hành chuyên nghiệp họ chỉ cần ngửi mùi là vi sinh ntn nào. Cái này thì không biết diễn tả như thế nào cả .( lien hê mình đi tham quan để ngửi mùi vi sinh nhé ). Còn mùi hôi rình là vi sinh của bạn ngủm hết rồi
Vi sinh khị khí ( bể kị khí )
Bể này là khó nha, Cho du kinh nghiệm 10 năm cũng thấy khó, bởi vi sao bể này là bể kín cũng không thể mở nắp ra hoặc kiếm lỗ chui vào( chết người). bể này chỉ có cách nhìn nước đầu ra và biết thôi nếu đâu vào và đầu ra như nhau thì chứng tỏ bể vô dụng, nếu có thay đổi chút ít là còn hoạt động, nếu thay đổi nhiều khí metan sinh ra nhiều là quá tốt. Nếu sự cố thì làm sao, đối với loại bể này chỉ còn cách gọi công ty môi trường tư vấn thôi. Chứ bạn không thể làm gì được
Note: Không có công nghệ nào mà chỉ dùng bể thiếu khí nhé, nến không bàn bể thiếu khí
Kị khí kết hợp hiếu khí.
Đây là mô hình được dung rộng rãi nhất hiện này kị khí, thiếu khí, hiếu khí. Khi công nghệ này có sự cố bạn hãy xem bể kị khị đầu tiên nhé, nếu bể này hỏng thì bạn bơm hết nước bẩn ra cho 8 nước sạch và 2 nước bẩn vào nuôi lại vi sinh nhé, còn bể aerotank thì xem ơ trên.
Nếu sau khi khắc phục sự cố như trên rồi mà vẫn thấy không tiến triển thì bạn có thể liên hệ tôi. Trong vòng 3 phút sẽ có người tới tận hệ thống xử lý nước thải của bạn để hướng dẫn khắc phục và lên phương án bảo trì cho bạn
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỨC AN ( DAEC )
Add: 50/6V QL1, Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, HCM, Việt Nam
Phone: 08 6683 1403 – 0909 3959 58
Email: info.mtducan@gmail.com
Website: Giaiphapmoitruong.net
xin hỏi AD làm thí nghiệm jatech là làm như thế nào ạ
sorry viết sai để sửa lại hyhy