1. Bùn hoạt tính :
Bùn hoạt tính là tập hợp các vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, có khả năng ổn định chất hữu cơ hiếu khí được tạo nên trong quá trình sinh hoá hiếu khí, được giữ lại ở bể lắng đợt II. Bùn hoạt tính (là các bông cặn) có màu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác. Các bông này có kích thước từ 3 – 150 mm.
2. Men vi sinh / chế phẩm sinh học :
Chế phẩm sinh học còn được gọi là Probiotic, Có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”(for life) và đã có nhiều ý nghĩa khác nhau trong những năm qua.
3. Giá thể vi sinh / đệm vi sinh :
Giá thể vi sinh ( đệm vi sinh ) là một loại vật liệu được bổ sung vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học để tăng diện dích tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải. Từ đó gia tăng sinh khối làm quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng với hiệu suất xử lý cao.
4. CFU – Mật độ vi sinh
5. SS : Suspended solid Chất rắn rơ lửng. Đó là phần trọng lượng khô tính bằng miligam của chất rắn sau khi lọc mẫu nước qua giấy lọc, sấy khô ở 105 độ C tới trọng lượng không đổi. Đơn vị mg/l
6. SVI : Sludge Volume Index, có nghĩa là chỉ số thể tích bùn. Thông số này dùng để đánh giá khả năng lắng của bùn sinh học tại bể lắng 2. SVI được đo bằng cách cho nước thải vào 1 ống đong hình trụ thể tích 2 lít. Nhưng mà nhớ không được sử dụng ống đong có đường kính miệng quá bé (nếu sử dụng ống đong có đường kính miệng quá bé thì hiện tượng lắng cản trở sẽ xảy ra làm sai kết quả)
7. TSS:
8.MLSS