Xin giấy phép môi trường theo quy định mới nhất

 Căn cứ tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP

Ngày 06/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Về trình tự các bước chính để cấp giấy phép môi trường (GPMT) không có thay đổi, tuy nhiên tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP thì hồ sơ, thủ tục, thời hạn với dự án đầu tư, cơ sở quy định chi tiết một số nội dung:

  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật;
  • Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị
  • Nộp phí thẩm định ;
  • Việc tiếp nhận và trả kết quả cấp ;
  • Hoạt động thẩm định cấp GPMT;…

Đối tượng cần lập giấy phép môi trường

Căn cứ pháp lý chính để tra cứu bao gồm: Luật bảo vệ môi trường 2020 (số 72/2020/QH14),

Luật đầu tư công (số 39/2019/QH14),

Nghị định số 40/2020/NĐ-CP,

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Nghị định số 05/2025/NĐ-CP.

Các văn bản pháp luật này cung cấp những quy định chi tiết về đối tượng phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường.

Để nắm rõ và chính xác nhất về các thủ tục, quy định áp dụng cho dự án, cơ sở đúng với cơ quan phê duyệt, Công ty TNHH Kỹ Thuật Đức An sẽ hỗ trợ tư vấn cho khách hàng trước khi ký kết hợp đồng.

Vậy nội dung giấy phép môi trường bao gồm những gì?

GPMT bao gồm các thông tin chi tiết về các nguồn phát sinh ô nhiễm như nước thải, khí thải, tiếng ồn, và các biện pháp xử lý ô nhiễm mà dự án, cơ sở phải thực hiện. Một số nội dung nêu rõ tại GPMT:

  • – Các thống số về nước thải;
  • – Các thông số về khí thải;
  • – Tiếng ồn, độ rung;
  • – Chất thải nguy hại;
  • – Và các thông tin khác.

Thời hạn của giấy phép môi trường là bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 40 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn của giấy phép môi trường (GPMT) sẽ được xác định như sau:

Đối với các dự án đầu tư nhóm I và các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã hoạt động trước ngày Luật có hiệu lực mà có tiêu chí môi trường tương đương với dự án nhóm I: Thời hạn GPMT là 07 năm.

Đối với các trường hợp còn lại: Thời hạn GPMT là 10 năm.

Tuy nhiên, theo đề nghị của chủ đầu tư, thời hạn GPMT có thể được rút ngắn.

Lưu ý, theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, đối với hành vi không có giấy phép môi trường, tổ chức, cá nhân có thể bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng, đồng thời có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tước giấy phép, buộc phá dỡ công trình.

Liên hệ để được tư vấn tốt nhất về thủ tục trình tự đề xuất cấp giấy phép môi trường.

Cam kết giá trọn gói bao gồm toàn bộ chi phí, thủ tục xin phép đến khi hoàn thành.

Liên hệ  tư vấn: 0909 395958 – 0374075674

Email: nguyenduc@ducantech.com – nhuyen@ducantech.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908728758