Nhằm đảm bảo vệ sinh một cách toàn diện, để cho ra đời những sản phẩm hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm, vấn đề môi trường đang rất được đầu tư chú trọng tại các nhà máy, cơ sở, công ty chế biến thực phẩm. Trong đó, xử lý nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận được xem là việc làm cần thiết và không thể bỏ qua đối với bất kỳ cơ sở chế biến thực phẩm nào.
Thành phần, Tính chất nước thải ngành chế biến thực phẩm
Công nghệ thực phẩm bao gồm rất nhiều phân ngành:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Rượu – bia – nước giải khát
- Dầu thực vật
- Bánh kẹo
- Chế biến thực phẩm ăn nhanh
- Chế biến thịt thuỷ hải sản
- Đường và các sản phẩm từ đường
- Chế biến đồ hộp
Tuy nhiên nước thải thường có đặc tính chung là chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật đa phần là các bon – hydrat chứa ít chất béo và protein nên dễ dàng bị phân huỷ bởi vi sinh, trong khi đó chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật hơn. Vì vậy các thông số chính gây ô nhiễm cần xử lý là: Dầu mỡ béo, chắn rắn lơ long, BOD, COD, vi khuẩn gây tai hại. Đáng lưu ý tại các cơ sở chế biến thực phầm thường gây ô nhiễm mùi và nước thải trong nhiều trường hợp cũng góp phần quan trọng gây ô nhiễm mùi. Vì vậy khi tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải cần lưu ý đến vấn đề này.
Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nước thải ngành chế biến thực phẩm
Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nước thải ngành chế biến thực phẩm là QCVN 40:2011/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
Phương pháp xử lý nước thải thường được sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm
Xử lý hiếu khí
Một sơ đồ công nghệ xử lý bùn hoạt tính hay được sử dụng trong xử lý nước thải thực phẩm:
Biện pháp này dùng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước và các thành phần gây ô nhiễm thành các chất vô cơ không gây ô nhiễm.
Xử lý yếm khí
Xử lý yếm khí thường được áp dụng đối với nước thải có nồng độ chất hữu ơ cao. Biện pháp này dùng các vi sinh vật kị khí để phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần gây ô nhiễm trong nước. Cơ chế phân hủy này diễn ra trong điều kiện kị khí nên có thể áp dụng cho những nơi có quỹ đất hẹp và không có mặt thoáng lớn; có thể áp dụng trong khu vực đông dân cư.
Lọc sinh học
Lọc sinh học cũng khá phù hợp và hiện đang được sử dụng nhiều trong xử lý nước thải thực phẩm. Mô hình được thể hiện qua hình vẽ dưới đây:
Xử lý sinh học nói chung rất phù hợp đối với các loại nước thải công nghiệp thực phẩm do bản chất dễ thối rữa và dễ phân huỷ của chất ô nhiễm. Vấn đề là nên sử dụng hệ thống thiết bị xử lý hiếu khí – yếm khí đồng bộ hay tự nhiên bằng các hồ sơ sinh học phụ thuộc rất nhiều vào quy mô thải và quy mô đầu tư. Với các xí nghiệp quy mô nhỏ nên sử dụng các hồ xử lý yếm khí tự nhiên. Với các xí nghiệp quy mô lớn, nhất là các xí nghiệp đông lạnh, xí nghiệp đường hay nấu rượu nên xử lý yếm khí kết hợp với các chất thải rắn hữu cơ sinh ra từ trong quá trình sản xuất. Khi đó cần thiết kế hệ thống thiết bị đồng bộ.