hóa chất khử màu dệt nhuộm

CHẤT XỬ LÝ MÀU NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM F2
Hiện nay công nghệ xử lý nước thải đã có nhiều cải tiến vượt bật so với thập niên trước. Tuy nhiên vấn đề xử lý màu nước thải trong ngành dệt nhuộm, in ấn và sản xuất mực in vẫn là vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp trong ngành và các đơn vị tư vấn thiết kế công trình xử lý nước thải bởi vìcác nguyên nhân sau:

    1. Chi phí xử lý màu quá cao (trung bình hiện nay từ 5.000 – 9.000VNĐ/m3 nước thải dệt nhuộm, và từ 8.000 – 14.000VNĐ/m3 nước thải ngành in).
    2. Phải kết hợp nhiều loại hóa chất thì mới xử lý được màu (tối thiểu 02 loại hóa chất).
    3. Lượng bùn phát sinh nhiều khi sử dụng 02 loại hóa chất để khử màu.
    4. Phải có thiết bị / bể riêng cho công đoạn khử màu
    5. Kho khan trong việc kiểm soát màu do biến động của quá trình nhuộm.
    6. Ngoài một số khó khăn vừa nêu ở trên. Trong quá trình xử lý nước thải có độ màu cao còn một số nguyên nhân khác làm cho độ màu không đạt. Chúng tôi có thể trình bày tóm tắt như sau: Loại hóa chất thường sử dụng để khử màu và kết hợp xử lý các chất ô nhiễm khác như COD, kim loại nặng …. thường là phèn nhôm (Al2 (SO4)3) hoặc phèn sắt (sắt III) (FeCl3) hoặc sắt (II) (FeSO4). Thông thường khi sử dụng các chất này, nước sau khi xử lý, bằng trực quan chúng ta sẽ thấy được nước rất trong nhưng khi phân tích độ màu thì thường không đạt. Có khi còn cao hơn nhiều lần so với trước khi xử lý. Có thể nói đây là một nghịch lý khó giải thích đối với rất nhiều người không có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý màu nước thải. Nhưng với chúng tôi thì đây lại là một vấn đề rất đơn giản mà chúng tôi có thể kiểm soát và giải quyết chúng một cách dễ dàng mà chúng tôi thường nói vui là “dễ như ăn cơm!”.

Vậy nguyên nhân của hiện tượng trên là gì?

Đây là vấn đề chuyên sâu về hóa học mà ít người quan tâm đến và cũng có khi là chưa am tường nhiều về hóa học trong xử lý nước thải. 
Kính thưa quí vị mấu chốt chỗ này là đây:
Bản thân của phèn Nhôm hay phèn Sắt đều có nguồn gốc là các ion nhôm (Al3+) hoặc ion sắt (Fe2+, Fe3+) và một hay nhiều ion sunphat (SO42+) hay ion Cl. Khi ta cho một lượng phèn này vào nước thải để khử màu và khử các chất khác thì lượng phèn này phải luôn luôn ở trạng thái “dư” mới có khả năng khử được màu. Thực chất thì quá trình này không khử được màu mà là một quá trình “ngậm màu”!. Màu này sẽ trở lại bình thường như ban đầu khi chúng ta xả nước thải ra môi trường do nồng độ của các “chất ngậm màu” đã bị loãng. Như vậy ta vô tình làm cho tấm chắn nhôm hay sắt “dày” thêm khi đưa qua máy quang phổ trong phòng thí nghiệm để phân tích độ màu và chúng sẽ tạo nên “vùng tối” – độ màu rất cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho độ màu của nước thải sau khi xử lý cao hơn độ màu trước khi xử lý.

F2 là chất gì mà có thể loại bỏ tấm chắn trên?

Trước tiên F2 là một hợp chất cao phân tử dạng polymer. Do đó bảng thân F2 không mang các ion kim loại để tạo thành “tấm chắn” khi xử lý màu nước thải. F2 có tác dụng phá vỡ và loại bỏ các liên kết màu có trong nước thải – đặc biệt là nước thải của ngành dệt nhuộm

Về cơ bản, đa số các loại màu có trong ngành dệt nhuộm, in … (màu công nghiệp) đều có nguồn gốc từ các kim loại nặng và được sản xuất dưới dạng nước hoặc bột, có độ liên kết cao (lực điện li mạnh). Để phá vỡ các liên kết này cần phải có một lực lớn hơn thì mới phá vỡ được. F2 là chất thực hiện được điều trên!
Là vị tiên phong trong việc nghiên cứu và tìm ra công nghệ xử lý màu trong nước thải của các ngành như: Dệt nhuộm, in, sản xuất mực in …. Bằng một hợp chất cao phân tử có tên thương mại là F2 với các ưu điểm như sau: 

  • Xử lý được tất cả các loại màu với chi phí thấp (từ 4.000 –6.000VNĐ/m3 đối với nước thải ngành dệt nhuộm; từ 5.500 – 15.500VNĐ/m3 đối với nước thải ngành in tùy theo mức độ đậm đặc của lượng màu có trong nước thải).
  • Chỉ cần 1 loại hóa chất F2 mà không cần thêm bất kỳ loại hóa chất nào khác. (xin nói rõ là F2 chỉ khử màu, không khử các chất khác – nhiều khách hàng đã nhầm lẫn chỗ này)
  • Hạn chế lượng bùn phát sinh so với việc sử dụng các loại hóa chất khác (giảm từ 10 20%).
  • F2 được phép cho vào bất kỳ công đoạn nào trong hệ thống xử lý nước thải đều có tác dụng như nhau (nhưng tốt nhất là cho vào cùng lúc hoặc PAC (Poly Alumium Chloride). 
  • F2 khử màu rất ổn định và hiệu quả (khử được màu từ 95% trở lên).
  • Phổ PH rộng từ 4,5 – 10,5.
  • Giảm lượng hóa chất khác như: PAC, thuốc tẩy (javel) …. đáng kể.
  • Không ảnh hưởng tới vi sinh bể Aerotank.
  • Không độc hại tới môi trường, không cháy nổ, không ăn mòn, dễ bảo quản.

Tóm lại F2 là chất khử màu chuyên dùng trong quy trình xử lý nước thải. Là một loại hóa chất hoàn toàn cải tiến, trọng lượng phân tử cao, tính cation, dạng nhựa, thích ứng xử lý nước thải sau các quy trình: Dệt nhuộm, SX giấy (tái sinh), in, in lụa, in bao bì, thuộc da v.v… Các ngành công nghiệp khi xử lý nước thải có màu đều thích hợp để sử dụng. Đặc biệt đối với màu nhuộm trong ngành dệt nhuộm, in vì độ ô nhiễm rất cao, nên F2 rất thích hợp để xử lý với chi phí chấp nhận được!

Thông thường các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy dệt nhuộm khi xử lý nước thải thường sử dụng một lượng nước tẩy (Chloride/javel/H2O2) rất lớn với mục đích làm sạch (trắng) nước. Tuy nhiên, việc này lại làm phát sinh hiện tượng ô nhiễm thứ cấp vừa rất tốn kém về chi phí mà không an toàn về môi trường. Có thể nói đây là một giải pháp tình thế trong công tác xử lý nước thải – một lựa chọn không được hoan nghênh.

F2 khi phối hợp với PAC + Polymer tính anion sẽ đem lại hiệu quả cao trong quy trình xử lý nước thải, tiết kiệm thời gian và chi phí rất nhiều. 
F2 có tác dụng khử triệt để toàn bộ các loại màu, tạp chất và các loại hóa chất có phân tử nhỏ trong nước thải. 
Chúng tôi cam kết với quí vị rằng F2 – chất xử lý màu của chúng tôi sẽ xử lý màu đạt QCVN 24:2009/BTNMT.

TÍNH CHẤT 

Thành phần : Dạng nhựa, cao phân tử. 
Ngoại quan : Dung dịch màu trắng nhạt. 
pH (10% ) : 4.5 ~ 5.5.
Độ hòa tan : Dễ hòa tan trong nước. 
(Pha với nước theo tỉ lệ 1:20 hoặc 1: 10 trước khi sử dụng)
Không độc hại, không cháy nổ, không ăn mòn.

ỨNG DỤNG 

Thường sử dụng kết hợp với PAC hoặc các chất sau: PFS, FeCl3, Al2(SO4)3
Lượng sử thông thường : PAC : 100 – 400 ppm/m3
Polymer : 1.0 – 1.5 ppm/m3
F2 : 9.0 – 220 ppm/lít 

QUI TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI (MÀU NHUỘM, IN)

– F2 được pha với tỷ lệ từ 5 – 10% cho vào bất kỳ giai đoạn nào trong HTXLNT đều có tác dụng khử màu như nhau. Nhưng tốt nhất là sau giai đoạn PAC.
– Trung bình 01kg F2 khử được từ 7 – 9m3 nước thải (tùy thuộc vào độ đậm đậm đặc của màu nhuộm trong nước thải).
– Chi phí để xử lý màu khoản: 4.000 6.000đ/m3
Cách pha hóa chất: Cho nước sạch vào 1/3 bồn chứa, sau đó cho lượng hóa chất cần dùng vào sao cho đạt tỷ lệ 1:20 hoặc 1:10. Ví dụ thể tích bồn chứa hóa chất là 1m3, trước tiên ta cho 300 lít nước sạch vào bồn, sau đó cho 50kg hoặc 100kg F2 vào bồn, tiếp tục cho nước sạch vào cho đủ 1.000 lít, khuấy đều trong 2 phút là dung dịch có thể dùng được.
Chân thành cảm ơn quí khách đã xem qua và ủng hộ chúng tôi trong thời gian qua!
Kính chúc quí vị luôn Bình An, Mạnh Khỏe, Hạnh Phúc và Thành Đạt trong cuộc sống!

Lưu ý: Bài viết này chúng tôi đã đưa lên mạng internet và đã bị một số công ty mượn tạm về thay tên F2 thành sản phẩm của họ để bán trên thị trường. Qua tìm hiểu và chúng tôi cũng đã liên hệ để xin hóa chất do các công ty đó cung cấp nhưng chất lượng thì không như sản phẩm của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *