GIÁ THỂ SINH HỌC LƠ LỬNG MBBR HEL-X CHIP (GERMANY)

Chào các bác!
Các bác cho em hỏi đã bác nào sử dụng giá thể GIÁ THỂ SINH HỌC LƠ LỬNG MBBR HEL-X CHIP (GERMANY), trong công trình xử lý nước thải của mình chưa ạ? Hiệu quả xử lý như nào? có thể sử dụng trong công đoạn nào (yếm khi, thiếu khí hay hiếu khí)
EM cám ơn

21 thoughts on “GIÁ THỂ SINH HỌC LƠ LỬNG MBBR HEL-X CHIP (GERMANY)

  1. Nguyễn Văn Hợp says:

    MBBR (Moving Bed Bio-Reator) đặt trong công đoạn hiếu khí. Hiệu quả xử lý thì khỏi phải bàn so với hiếu khí đơn thuần truyền thống. Nhưng có rất nhiều loại giá thể với diện tích bề mặt tiếp xúc khác nhau. Bên mình dùng rất nhiều loại nhưng dùng dạng sponge là hiệu quả và giá thành đắt nhất.

  2. Lành Nguyễn says:

    Bên mình cũng xử lý bằng giá thể nhưng ko phải của MBBR, tuy nhiên mình nghĩ giá thể nào thì cũng nên sử dụng ở giai đoạn hiếu khí. Vì hầu hết trên bề mặt các giá thể có chứa các vi sinh vật có khả năng phân huỷ các chất ô nhiễm, và những vsv này cần lượng oxy lớn để sinh sống và tạo sinh khối nên giai đoạn hiếu khí là thích hợp nhất để đạt hiệu quả xử lý tối ưu, hiệu quả xử lý đối với nước thải sinh hoạt thông thường BOD5, TSS giảm 50 – 70%

  3. Minh Tuấn says:

    chưa sử dụng qua – theo mình được biết, giá thể lơ lửng thì nên sử dụng trong giai đoạn hiếu khí (sục khí). Trước có bạn làm nghiên cứu đề tài MBBR với giá thể lơ lửng vỏ chai nhựa, thấy mô hình tụi nó dùng bơm sục khí tối ngày.

  4. Đỗ Quốc Việt says:

    mình chưa sử dụng như mình gặp rồi, chạy dc một thời gian tỷ trọng nó thay đổi, dễ lắng hơn lúc đầu. tiền nào của đó, hàng tốt dùng tốt thì giá mắc.

    • Vu Duy Truong says:

      Khác với bể bùn tính lơ lửng Aerotank, bể MBBR thiết kế hệ thống phân phối khí sẽ khác, ngoài việc đảm bảo oxy hòa tan ra, còn phải đảm bảo yếu tố quan trọng nữa là mixing, nếu thiết kế không đúng, giá thể sẽ dồn qua một góc, hoặc nổi, hoặc chìm.
      Giá thể phải chọn loại đồng nhất, có tỷ trọng 0.95kg/l (chưa có màng biofilm), sau khi lớp màng Biofilm bám thì sẽ di chuyển.
      Một số loại giá thể sản xuất nhựa tái chế có tỷ trọng không đồng nhất, miếng mỏng, miếng dày ….thì sẽ không di chuyển tốt.

  5. Cảnh KIên Cường says:

    Da su dung cho he thong hieu khi lan ki khi…thi thay tot nhat o he thong hieu khi ban ak..minh da lam cai nay o 2 he thong khac nhau..o nuoc thai sinh hoat cua khu chung cu thi rat tốt

    • Phú Nguyễn Duy says:

      Được biết giá thể Biochip này có khả năng xử lý Nito rất tốt nên hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có cần phải qua bể thiếu khí nữa ko ạ

      • Cảnh KIên Cường says:

        Không cần đâu bạn à…có điều càn luư ý khi xư lý nito đó là kiểm soát pH tốt..ổn định..k quá thấp..thì nuoc thai ok thoi ban

    • Nguyễn Văn Hợp says:

      theo mình, bạn phải có phần thiếu khí mới xử lý được hợp chất chứ nito( NH4+) chứ dùng Biochip đơn thuần (MBBR) không thể xử lý được.

      • Cảnh KIên Cường says:

        Do la kĩ nang thuc tê khi minh lam cac he thong sinh hoat roi..ki khi rat khó xử lý. Xay ra su co rat nhieu…k kiem soat noi dau ban nhe..ki khi sau xu ly nito vuot nguong rat cao

      • Vu Duy Truong says:

        Mình cũng đồng ý với bạn, Bể MBBR chỉ xử lý hiệu quả xử lý COD/BOD, vì ở trong bể MBBR, quá trình sẽ kết thúc ở giai đoan NH3-N qua NO3, chứ không chuyển qua N2 được. sau quá trình này diễn ra, nguồn carbon còn rất thấp, vì thế phải tuần hoàn NO3 về bể Anoxic, NO3 có thêm nguồn carbon để chuyển NO3 thành N2 dưới điều kiện thuận lợi trong môi trường thiếu khí.
        Không chỉ có Biochip mà tất cả các loại giá thể nếu chỉ dùng trong bể MBBR thì không thể khử ni tơ hoàn toàn được, mà phải có bể Anoxic, bạn có thể dùng Biochip ở bể Anoxic để tăng hiệu quả khử Ni tơ, nhưng phải dùng loại mixermà không làm hại giá thể

    • Tài Lửa says:

      Theo em biết thì trong công nghệ MBBR lớp màng vsv hình thành gồm cả 3 nhóm vsv kị khi, thiếu khí và hiếu khí, nên sẽ xl được hợp chất chứa nito rất tốt anh Nguyễn văn Hợp ạ.

      • Cảnh KIên Cường says:

        Tai Lua co y dung ne..nhung trog cong nghe hieu khi thi qua trinh thieu khi hay ki khi la rat it nhe…neu he thong co van de..su kị khi say ra nhieu thi k tot dau

  6. Lê Việt Anh says:

    Mình thấy bể mbbr của sam sung chỉ chơi mỗi bùn hoạt tính thôi mà nước đầu ra COD chỉ từ 10 – 20, Ammoni 0.2 – 0.5

    • Tài Lửa says:

      a ơi sao lại bể MBBR mà lại chỉ có bùn hoạt tính ạ, em tưởng nó là công nghệ màng sinh học đệm chuyển động mà, phải có giá thể thì với là MBBR chứ a.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *